Về chúng tôi

15/07/2019
Tuyến đường cao tốc từ TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và đất nước nói chung. Việc sớm hoàn thành tuyến cao tốc không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của khu vực và cả nước mà còn khẳng định sự quan tâm đầu tư cho phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong chính sách phát triển của Trung ương Đảng, Chính phủ.

Bản đồ tuyến

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thực hiện theo hình thức BOT, với điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương) và điểm cuối giao với QL30 tại nút giao An Thái Trung (nút giao bờ Bắc cầu Mỹ Thuận, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1A.

THÔNG TIN DỰ ÁN:
Tên dự án
: Đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận giai đoạn 1 theo hình thức hợp đồng BOT
Tổng chiều dài toàn tuyến: 51,1 km
Tổng mức đầu tư: 12,668 tỉ đồng
Doanh nghiệp dự án: Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận
Liên danh nhà đầu tư: Công ty CP Đầu tư Cầu đường CII, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc, Công ty CP Đầu tư Xây dựng B.M.T

Lộ trình 10 năm cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận

  • Tháng 5/2008: Công ty CP Phát triển đường cao tốc BIDV thành lập để triển khai dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
  • Tháng 11/2009: Khởi công dự án lần 1.
  • Tháng 2/2012: Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT tiếp nhận nguyên trạng dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do BIDV từ chối triển khai tiếp.
  • Tháng 10/2014: Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư dự án theo hình thức BOT, Nhà nước hỗ trợ bằng quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, đồng thời giao Bộ GTVT quyết định việc chỉ định nhà đầu tư.
  • Tháng 2/2015: Dự án tái khởi động lần 2 với mục tiêu hoàn thành vào năm 2018, với liên danh 6 nhà đầu tư góp vốn gồm Công ty Tuấn Lộc, Công ty Yên Khánh, Công ty B.M.T, Công ty Thắng Lợi, Công ty Hoàng An, Công ty Cầu đường CII.
  • Tháng 6/2017: Dự án được điều chỉnh vốn đầu tư còn 9,668 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào quý 2/2020.
  • Tháng 8/2018: Bộ GTVT cho phép điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án đến 31/12/2020.
  • Tháng 3/2019: Dự án tái khởi động theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu thông tuyến vào năm 2020, đưa vào sử dụng năm 2021; bàn giao Cơ quan Quản lý Nhà nước có thẩm quyền từ Bộ GTVT sang UBND tỉnh Tiền Giang.
  • Tháng 5/2019: Ký kết Phụ lục hợp đồng số 02 ngày 08/5/2019 giữa UBND tỉnh Tiền Giang, Liên danh Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án.
  • Tháng 6/2019: Kiện toàn năng lực Nhà đầu tư, loại bỏ các Nhà đầu tư ‘0 đồng”, hiện chỉ còn 03 Nhà đầu tư gồm: Công ty CP Đầu tư Cầu đường CII, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc, Công ty CP Đầu tư Xây dựng B.M.T
  • Tháng 8/2019: Điều chỉnh Dự án; Tổng mức đầu tư điều chỉnh giai đoạn 1: 12.668 tỷ đồng.